
Những biến cố xảy ra trong hiện tại sẽ làm một người dễ khóc do đau lòng như: mất người thân, chia tay người yêu… Những biến cố này cũng góp phần lớn vào nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm.

Mức độ căng thẳng cao
Căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol khiến một người dễ khóc do nhạy cảm và phản ứng mạnh mẽ hơn khi đối mặt với tác nhân gây stress.
Hơn nữa, khi căng thẳng, cơ thể của một người đang phải gồng mình lên để đối phó với những cảm xúc mãnh liệt, điều này cũng cho phép nước mắt của họ chảy ra dễ dàng hơn.
Đấu tranh với rối loạn tâm lý
Các rối loạn tâm lý có thể khiến một người dễ khóc hơn người khác, đôi khi người đó có thể khóc không vì bất kỳ lý do gì:
• Trầm cảm: Những người bị trầm cảm thường cảm thấy mình yếu đuối và có cảm giác bị bỏ rơi. Vì thế, người bị trầm cảm cũng có dấu hiệu khóc một mình khi gặp vấn đề bế tắc.
• Rối loạn lo âu: Bạn không còn tự tin vào bản thân mình và thường xuyên thấy mình vô dụng.
• Rối loạn ăn uống: Biểu hiện này liên quan mật thiết đến những dấu hiệu trầm cảm. Bạn có thể ăn rất nhiều để quên đi nỗi buồn hoặc ăn rất ít vì không cảm thấy ngon miệng.
• Rối loạn giấc ngủ: Lo lắng và suy nghĩ nhiều sẽ khiến bạn trằn trọc khó ngủ hoặc ngủ rất nhiều. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã gặp chứng trầm cảm.
Người dễ khóc và khóc nhiều sẽ bị gì?
Người dễ khóc, khóc nhiều có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe:
• Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột: Do thói quen ăn uống thay đổi theo cảm xúc mà bạn có thể tăng cân nhanh chóng đẫn dến béo phì hoặc sụt cân đột ngột.
• Lạm dụng ma túy hoặc rượu bia: Khi buồn phiền, bạn cũng thường có xu hướng sử dụng các chất kích thích như ma túy hoặc rượu bia để giải tỏa cảm xúc.
Nếu khóc nhiều có ảnh hưởng đến mắt không? Người thường hay khóc sẽ có gương mặt kém tươi tắn với đôi mắt dưng súp. Thậm chím khóc quá nhiều có thể khiến bạn bị mờ mắt hoặc mù lòa.
Khóc có thể đem đến nhiều lợi ích như cảm thấy bình tĩnh hơn, làm dịu cảm xúc, giảm đau, giải tỏa căng thẳng, chống vi khuẩn, cải thiện tầm nhìn và giúp ngủ ngon. Tuy nhiên, nếu bạn là người dễ khóc, khóc rất thường xuyên hoặc tự dưng buồn và khóc không rõ nguyên nhân thì có thể là bạn đang có dấu hiệu của rối loạn tâm lý.
Cách để không khóc trước mặt người khác
Tập hít thở
Tập trung hít thở chậm và sâu. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Điều này có thể giúp bạn thư giãn, đồng thời cũng có thể ngăn dòng nước mắt chảy ra.
Sử dụng lời nói
Bạn có thể hiểu đây là “câu thần chú” để giúp bạn giải tỏa cảm xúc khó của mình. Những lúc bạn thấy mình sắp khóc, hãy thử nói: “Không sao mà”; “Điều này sẽ qua”; “Rồi mọi thứ sẽ ổn thôi”;… Bạn cũng có thể tự nghĩ ra một câu thần chú, miễn sao khi nói câu ấy bạn thấy lòng bình an.