Triệu chứng bệnh
Ngoài biểu hiện ho khạc ra máu tươi thì người bệnh lao phổi có thể gặp một số biểu hiện khác như: Ho khạc đờm trên 2 tuần có kèm theo máu tươi hoặc vướng máu ở đờm ít hay nhiều. Kèm theo đó, người bệnh có triệu chứng sốt nhẹ về chiều, đau tức ngực, ra mồ hôi đêm, khó thở, cơ thể kém ăn, mệt mỏi, gầy sút cân, ….
Chẩn đoán bệnh
Bệnh lao phổi là một bệnh dễ lây nhiễm qua đường hô hấp và để lại nhiều di chứng. Do vậy người bệnh khi có các biểu hiện trên thì cần phải đi thăm khám ngay. Để chẩn đoán tình trạng bệnh này, người bệnh có thể chụp X – quang phổi và xét nghiệm đờm.
4.2. Giãn phế quản
Giãn phế quản là một trong những biến chứng của bệnh lao phổi, do nhiễm trùng mãn tính ở phổi như áp xe phổi hoặc viêm phổi do hít phải dị vật, …Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng ho khạc ra máu.
Triệu chứng bệnh
Dấu hiệu phát hiện bệnh là Ho khạc ra máu với lượng ít (khoảng 1 muỗng cà phê từ 3 – 5ml). Hiện tượng này tái diễn trong nhiều 3 – 5 ngày. Nếu không điều trị sớm, ho khạc ra máu sẽ nặng nhiều hơn 100ml thì nguy cơ tử vong rất cao
Chẩn đoán bệnh
Việc chẩn đoán giãn phế quản thông qua chụp X – Quang phổi và CT ngực có cản quang. Khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi bị dãn hoặc thuyên tắc mạch máu
4.3. Bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp
Những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp chủ yếu do Viêm phổi cấp, viêm phổi hoại tử, áp xe phổi, nấm phổi, u nấm phổi.
Triệu chứng bệnh
Một số triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là: sốt, ho khạc ra máu vào buổi sáng, đau ngực kiểu màng phổi.
Chẩn đoán bệnh
Việc phát hiện bệnh chủ yếu qua việc chẩn đoán bằng xét nghiệm máu, chụp X – quang phổi hoặc CT ngực, xét nghiệm đờm.
4.4. Ung thư trong Tai mũi họng
Ung thư vòm
Ung thư vòm, ung thư họng, ung thư thanh quản, ung thư miệng, … đang là những căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nước ta. Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia, ăn uống không lành mạnh, …
- Triệu chứng bệnh
Một số triệu chứng của ung thư vòm bao gồm: cổ họng bị hôi, răng lung lay, lưỡi màu nhạt, đổi màu, khó nuốt. Khi bị ung thư vòm, vùng có khối u sẽ có dấu hiệu lở loét, bốc mùi hôi, ăn tắc ở cổ, nghẹn, khó nuốt, ho khạc ra máu…
- Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán tế bào học: Dùng que bông hoặc dụng cụ chuyên dụng quệt vào tổ chức u tại vòm. Mục đích của phương pháp là có được một chẩn đoán sơ bộ sớm.
Chẩn đoán giải phẫu bệnh lý: Bấm sinh thiết vòm qua đường mũi và họng miệng là yếu tố quyết định cho việc chẩn đoán. Những trường hợp đặc biệt phải chẩn đoán gián tiếp qua sinh thiết hạch cổ.