
Đau hông trái là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng
Đau hông trái là gì?
Đau hông trái là vấn đề y tế phổ biến, xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn đau xuất hiện ở hông trái có thể là dấu hiệu cảnh báo sự tồn tại của một chấn thương hoặc một bệnh lý bên trong khớp hông, khớp háng, cột sống thắt lưng. Đồng thời, đây cũng là biểu hiện của các tổn thương về cơ, dây chằng, gân và các mô mềm khác bao quanh khớp hông.
Khi bị đau hông trái, mọi người cũng cần chú ý đến các bệnh lý ở những vùng và cơ quan khác trên cơ thể, chẳng hạn sỏi thận, viêm đại tràng…Phải xác định chính xác nguyên do khiến hông trái đau nhức, chúng ta mới tìm được phương pháp khắc phục hiệu quả. `
Triệu chứng đau hông bên trái
Bản thân đau hông bên trái chính là một triệu chứng tiềm ẩn nhiều bệnh lý khác nhau. Để biết khi nào cơn đau ở hông trái là tình trạng sức khỏe cần theo dõi và chăm sóc đặc biệt, mọi người có thể dựa vào những biểu hiện sau:
-
Hông trái đau âm ỉ hoặc dữ dội trong nhiều ngày.
-
Cảm giác đau xuất hiện ngay cả khi đứng hoặc ngồi nghỉ ngơi và mức độ đau tăng khi cử động.
-
Cơn đau ảnh hưởng đến mạn sườn trái, mông trái, háng trái, đùi trái và thắt lưng.
-
Phạm vi chuyển động của khớp hông giảm.
-
Một số trường hợp chân đi khập khiễng do hông trái đau nhức và căng cứng.
Ngoài ra, nhiều người bị đau nhức hông trái còn gặp phải các triệu chứng như tê bì chân, táo bón, buồn nôn, chóng mặt… Tùy vào nguyên nhân gây đau hông trái, mỗi người sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng riêng.
Top 12 nguyên nhân gây đau hông bên trái thường gặp
Hông bên trái bị đau do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên 12 lý do liệt kê dưới đây được đánh giá là phổ biến nhất, mọi người hãy chú ý.
Viêm khớp háng
Viêm khớp háng bao gồm thoái hóa khớp háng và viêm khớp dạng thấp là một trong những tác nhân chính dẫn đến cảm giác đau nhức hông trái bất thường, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Viêm khớp phá vỡ sụn đệm cho xương hông khiến cơn đau ở hông trái ngày một tồi tệ, kèm theo hiện tượng cứng khớp và giảm phạm vi chuyển động ở hông.
- Tìm hiểu thêm: Thoái hóa khớp háng – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng là sự suy thoái đốt sống, sụn khớp và các đĩa đệm, khiến cấu trúc lưng dưới mất ổn định. Lúc này, người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau lan tỏa từ thắt lưng, qua hông đến hai chân mỗi khi cơ thể chuyển động.
Thoái hóa cột sống thắt lưng cũng khiến hông trái bị đau mỏi
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch giúp khớp háng cử động trơn tru và giảm lực ma sát giữa các mô quanh khớp. Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ khiến các mô cọ xát vào nhau, dẫn đến cơn đau bên trong khớp háng và hông trái hoặc hông phải.
Căng cơ
Các hoạt động lặp đi lặp lại có thể gây căng cơ, gân và dây chằng hỗ trợ hông. Tình trạng căng cơ kéo dài có thể gây đau hông trái và cản trở hoạt động của khớp hông.
Viêm gân hông
Gân là những dải mô dày kết nối xương với cơ giúp các cử động linh hoạt và nhịp nhàng . Khi dải gân bên hông trái bị viêm sẽ kích thích cảm giác đau mỗi khi cơ thể thực hiện một chuyển động liên quan đến khớp háng.
Thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống bị thoát vị sẽ chèn ép lên tủy sống hoặc rễ thần kinh chạy từ thắt lưng, qua hông, xuống hai chân. Lúc này, người bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ cảm thấy đau nhức hông trái và gặp khó khăn trong việc vận động thân dưới.
Đau dây thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa thường chỉ diễn ra ở một bên cơ thể, lan tỏa từ thắt lưng, qua hông và mông, rồi chạy xuống bắp chân. Nếu đau thần kinh tọa xảy ra ở bên trái cơ thể thì chắc chắn sẽ khiến đau nhức hông trái.
Gãy xương hông
Xương hông bên trái có thể trở nên yếu và dễ gãy theo tuổi tác hoặc bị rạn, nứt khi chơi thể thao. Lúc này, ngoài cảm giác đau nhức tập trung ở hông trái và háng, bạn có thể nhìn thấy vùng da hông trái sưng, đỏ hoặc bầm tím.
Rách sụn viền ổ cối
Sụn viền ổ cối (tiếng anh là Labrum) là vòng sụn vành ngoài ổ cối khớp hông, làm nhiệm vụ đệm lót cho khớp hông và giữ chỏm xương đùi cố định bên trong ổ cối. Vì vậy, khi sụn viền ổ cối hông trái bị rách (thường là do chấn thương trong thể thao) sẽ gây ra cảm giác đau nhói ở hông trái.
Hội chứng thắt lưng hông
Hội chứng thắt lưng hông là tập hợp các vấn đề của hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh. Một trong những triệu chứng mà người mắc hội chứng thắt lưng hông sẽ phải trải qua đó là cơn đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, lan dần xuống hông và hai chân.
- Tìm hiểu thêm: Hội chứng thắt lưng hông – Các vấn đề ở cột sống và rễ thần kinh
Tập luyện, vận động sai cách
Tập luyện, chơi thể thao quá mức với các bộ môn như đẩy tạ, nhảy xa, nhảy cao… hay vận động sai cách (ngồi nhiều, khiêng vật nặng ở một bên hông trái…) sẽ gia tăng áp lực lên hông trái gây ra hiện tượng đau mỏi.
Tập luyện quá sức có thể khiến lưng dưới và hông bị đau nhức
Lao động nặng
Khớp hông cũng là vị trí chịu lưng chính của cơ thể, thế nên khi chúng ta làm những công việc nặng nhọc như khuôn vác hay vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng… áp lực sẽ dồn lên khớp hông. Theo thời gian, những áp lực này sẽ làm giảm chức năng khớp hông, dẫn đến tình trạng đau hông trái dai dẳng.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân về xương khớp kể trên, khi bị đau hông trái, bạn cần cảnh giác với một số bệnh lý toàn thân khác, bao gồm:
-
Bệnh lý về thận
Các bệnh lý về thận như sỏi thận, viêm thận, suy thận… sẽ gây đau thắt lưng và hông. Nếu cảm thấy thắt lưng và hông bên trái bị đau, bạn đừng bỏ qua nguy cơ mắc các bệnh về thận.
-
Bệnh lý về đường tiết niệu và tiêu hóa
Nếu hệ tiết niệu và hệ tiêu hóa gặp vấn đề, chẳng hạn: Viêm tuyến tiền liệt, viêm dạ dày, viêm ruột… cũng sẽ khởi phát cơn đau hông bên trái.
-
Hoại tử vô mạch (hoại tử xương)
Tình trạng này xảy ra khi lưu lượng máu đến xương hông chậm lại và ít dần đi, khiến các mô xương hông chết dần. Hiện tượng này không chỉ gây đau hông trái mà còn tăng nguy cơ gãy xương hông.
-
Ung thư
Các khối u ung thư hình thành trong xương hoặc di căn từ cơ quan khác đến xương có thể gây đau ở hông trái và nhiều xương khác của cơ thể.
Đau 1 bên hông trái là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là nhóm bệnh về xương khớp. Vì vậy, nếu hông trái hoặc hông phải bị đau nhức bất thường, nguy cơ cao có thể là do bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm…
Đau hông bên trái có nguy hiểm không?
Đau hông bên trái có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ đau. Nếu đau cơ học, chúng ta có thể cải thiện nhanh chóng và dễ dàng mà không cần can thiệp y tế, nhưng nếu đau do bệnh lý mãn tính hoặc ung thư, buộc phải áp dụng phác đồ y khoa và điều trị trong thời gian dài.
Nhiều trường hợp đau hông do thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp có thể phải dùng đến biện phẫu thuật để phục hồi chức năng. Do đó, mọi người nên tìm giải pháp khắc phục cơn đau hông trái càng sớm càng tốt, tránh để những căn bệnh ẩn náu sau cơn đau hông trái chuyển nặng, vừa khó chữa trị vừa gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Khi nào người bị đau hông bên trái nên đi khám bác sĩ?
Khi hông trái bị đau kéo dài (từ 3 ngày trở lên) hoặc tái diễn nhiều lần, bạn nên đến bệnh viện tiến hành kiểm tra và chẩn đoán kỹ lưỡng. Đặc biệt, khi mức độ đau hông trái trở nên dữ dội và kèm theo các dấu hiệu dưới đây, bạn cần hỗ trợ y tế ngay lập tức:
-
Khớp hông sưng tấy, đỏ và nóng.
-
Khớp hông biến dạng, xương nhô lên có thể sờ thấy.
-
Khả năng cử động và chịu trọng lượng của chân hoặc hông bị suy giảm.
-
Cơ thể sốt, ớn lạnh và mẩn đỏ…
Đến gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp khắc phục cơn đau hông trái phù hợp
Đây những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau hông phải là gì? Tổng quan về đau hông bên phải
Một số cách điều trị đau hông trái tại nhà
Song song với các giải pháp điều trị y khoa được bác sĩ chỉ định dựa trên nguyên nhân gây đau khớp hông, mọi người nên áp dụng một số cách giảm đau an toàn tại nhà sau đây:
Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn quen thuộc như acetaminophen, ibuprofen và naproxen sodium có thể giúp xoa dịu nhanh cảm giảm đau hông bên trái. Tuy nhiên, dù là thuốc không kê đơn, bạn vẫn phải sử dụng đúng liều lượng, không được lạm dụng, nếu không sẽ gây ra các tác dụng phụ như tích nước, phù thận, viêm loét dạ dày, loãng xương…
Sản phẩm hỗ trợ giảm đau xương khớp từ thiên nhiên
Như đã phân tích, đau hông trái là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm khớp. Vậy nên, việc chủ động bổ sung dưỡng chất thiên nhiên có khả năng hỗ trợ phục hồi và tái tạo sụn khớp, cải thiện chất lượng dịch khớp như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… (có trong JEX thế hệ mới) là giải pháp hỗ trợ giảm đau hông trái từ gốc. Bộ dưỡng chất này đã được chứng minh về tác dụng hỗ trợ kiểm soát viêm, làm chậm quá trình thoái hóa, giảm viêm khớp, giúp duy trì khớp hông chắc khỏe, dẻo dai.
Bổ sung dưỡng chất thiên nhiên từ JEX thế hệ mới sẽ hỗ trợ tái tạo sụn khớp và cải thiện dịch khớp, nhờ đó tăng khả năng vận động, giảm đau hông trái, làm chậm thoái hóa khớp hông từ gốc
Chườm nóng, chườm lạnh
Dùng đá viên bọc trong khăn mềm hoặc túi gel lạnh y tế chườm lên vùng hông bị đau khoảng 15 phút/ lần và thực hiện 2-3 lần mỗi ngày có thể giảm nhẹ cơn đau hông bên trái. Đồng thời, tắm bằng nước ấm hoặc chườm bằng túi gel ấm giúp thư giãn cơ cũng góp phần xoa dịu cảm giác đau mỏi cho hông trái.
Xoa bóp, massage
Động tác xoa bóp nhẹ nhàng có thể làm dịu đi cảm giác đau mỏi cho hông trái. Bạn có thể tiến hành động tác massage, bao bóp đơn giản theo các bước sau:
-
Đặt ngón tay cái lên vị trí phát ra cơn đau, 4 ngón còn lại giữ cố định và vuông góc với ngón tay cái.
-
Ấn nhẹ ngón cái xuống hông và di chuyển theo hình tròn.
-
Lặp lại động tác trong khoảng 5 phút rồi dùng các đầu ngón tay miếng nhẹ lên da theo chiều từ trên xuống.
Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh
Khi bị đau hông trái, bạn vẫn phải cử động cơ thể đều đặn, nhưng hạn chế vận động mạnh và tránh hoạt động quá sức, nhất là các hoạt động tập trung lực vào khớp hông.
Ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là omega-3, vitamin, khoáng chất, canxi, magie… để thúc đẩy khả năng phục hồi cho cơ thể nói chung và khớp hông nói riêng, từ đó hỗ trợ giảm đau và phòng tránh thoái hóa khớp sớm.
Tư thế vận động đúng
Để cơn đau hông trái không chuyển biến nặng hơn, mọi người cần tránh tư thế uốn cong ở hông, không ngủ nghiêng về phía hông trái và hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu.
Hạn chế nằm nghiêng sang trái khi ngủ sẽ giúp giảm bớt cảm giác đau cho hông trái
Không mang vác vật quá nặng
Giảm áp lực lên hông sẽ giúp giảm bớt cảm giác đau hông trái. Chính vì thế, những ai đang bị đau hông trái nên tạm thời dừng việc khuân vác nặng lại. Nếu bắt buộc phải mang vác đồ nặng, hãy nhờ trợ giúp từ người xung quanh hoặc sử dụng thiết bị chuyên dụng.
Đau hông trái bản chất không phải là bệnh lý mà là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó phải kể đến bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp. Cùng với các biện pháp giảm đau tại nhà, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra, xác định nguyên nhân cụ thể để có kế hoạch chữa trị tốt nhất.