
Tanin: khi vào trong đường tiêu hoá sẽ tạo nên một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của dịch vị và vi khuẩn. Vitamin K: cải thiện cơn đau dạ dày nhanh chóng, ngăn chặn tình trạng chảy máu dạ dày nếu có, đặc biệt tốt trong hỗ trợ làm liền vết loét dạ dày. Carotene và Flavonozit: trung hòa axit dạ dày, làm giảm đáng kể các triệu chứng do dư axit gây ra như ợ chua, nóng rát thượng vị, ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày do tiết axit quá mức.
Công dụng cây cỏ mực trong việc điều trị các bệnh lý dạ dày đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu.
Tuy nhiên theo Y học cổ truyền, cỏ mực là vị thuốc có tính hàn. Do vậy người bệnh không nên sử dụng cỏ mực để điều trị bệnh lý dạ dày trong các trường hợp: thường xuyên đi ngoài phân lỏng, hay sống phân; người cơ địa hư nhược; người mắc viêm đại tràng mãn tính; phụ nữ có thai và cho con bú.
Trường hợp người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu, trước và sau phẫu thuật muốn dùng cỏ mực phải cân nhắc thêm ý kiến bác sĩ.
5. Chữa các bệnh viêm đường hô hấp
Cây nhọ nồi chứa thành phần làm tan đờm, kháng viêm do đó có khả năng trị các cơn ho khan, ho có đờm do cảm lạnh thông thường, bệnh cúm và nhiễm trùng đường hô hấp. Nhờ có chứa thành phần kháng khuẩn, cỏ mực vừa giảm ho đờm vừa chống nhiễm trùng.
Tuy nhiên nên lưu ý rằng, dùng cỏ mực để điều trị viêm đường hô hấp chỉ hiệu quả khi bệnh còn nhẹ, chưa có dấu hiệu bội nhiễm dẫn đến tình trạng khó thở, suy hô hấp. Chỉ nên dùng cỏ mực trong khoảng thời gian khoảng 2 tuần, nếu triệu chứng bệnh nặng lên, hãy đi gặp bác sĩ của bạn để được khám và kê đơn thuốc. Không dùng cỏ mực cho bệnh nhân hay bị tiêu chảy, viêm đại tràng mãn tính, phụ nữ có thai.
6. Tác dụng của cây cỏ mực chống nhiễm trùng bàng quang
Theo thống kê dịch tễ cho thấy có khoảng 80% nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do vi khuẩn E.coli. Cỏ mực là loại thảo dược quen thuộc dùng trong các bài thuốc chữa nhiễm trùng đường tiết niệu do tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, lợi tiểu, cầm máu, giảm đau tốt. Các hoạt chất trong cỏ mực có khả năng ngăn ngừa biến chứng nhiễm khuẩn huyết trong các trường hợp viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang.
7. Cây cỏ mực rất tốt cho tóc
Người ta cho rằng cây cỏ mực thúc đẩy tóc mọc và giữ cho tóc luôn chắc khỏe. Dịch chiết của cây nhọ nồi chứa thành phần methanol là yếu tố giúp kích thích các nang tóc, hứa hẹn tiềm năng điều trị rụng tóc và hói đầu trong tương lai. Thêm vào đó, cỏ mực cũng có tác dụng ngăn tóc bạc sớm.
Theo đó, chỉ cần trộn một ít dược liệu với dầu dưỡng tóc, massage lên tóc và da đầu để ngăn tóc rụng và thúc đẩy tóc mọc nhiều hơn. Hoặc phối hợp cỏ mực, mật ong, rượu gạo để ngăn tóc bạc sớm.
8. Cây nhọ nồi có tác dụng gì? Tốt cho mắt
Cỏ mực là loại cây giàu carotene – chất chống oxy hóa cần thiết để duy trì đôi mắt khỏe mạnh. Nhiều quan điểm cho rằng cỏ mực có thể vô hiệu hóa gốc tự do, nhờ đó ngăn ngừa hình thành bệnh thoái hóa mắt và bệnh đục thủy tinh thể.
Tuy nhiên, nghiên cứu về việc sử dụng cỏ nhọ nồi có thể cải thiện thị lực còn tương đối ít, vì vậy không nên sử dụng cỏ mực để chữa các bệnh về mắt nếu như chưa có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.